Nguyên lý màn hình LCD và các loại màn hình phổ biến

Được xem là bước tiến lớn trong công nghệ sản xuất màn hình tivi, màn hình LCD hay còn được gọi là màn hình tinh thể lỏng. Khi sử dụng thì bạn cần nắm rõ nguyên lý màn hình LCD để biết cách lựa chọn loại phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm này với những thông tin được chia sẻ dưới đây. 

Màn hình LCD là gì?

Màn hình LCD là một loại màn hình phẳng hoạt động bằng cách sử dụng các tinh thể lỏng. Trong đó, đèn LED được ứng dụng trong nhiều mảng khác nhau cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở màn hình điện thoại, màn hình TV, máy tính và bảng điều khiển thiết bị. 

Màn hình LCD

>>> xem thêm: Top 5 phần mềm điều khiển màn hình LED được dùng phổ biến

Loại màn hình này hoạt động khi đèn LED phát ra ánh sáng, tinh thể lỏng trong màn hình LCD tạo hình ảnh đèn nền và thay thế các công nghệ màn hình cũ lỗi thời. Hiện nay loại màn hình này bắt đầu được thay thế bằng các công nghệ khác hiện đại hơn như OLED. 

Cấu tạo của màn hình LCD

Màn hình LCD có cấu tạo gồm 6 lớp xếp chồng lên nhau: 

  • Lớp đầu là kính lọc phân cực thẳng đứng để lọc ánh sáng tự nhiên 
  • Lớp kính có điện cực ITO
  • Lớp tinh thể lỏng
  • Kính có điện cực ITO chung
  • Kính lọc phân cực nằm ngang
  • Lớp cuối là gương phản xạ, có tác dụng phản xạ lại ánh sáng giúp hình ảnh sắc nét và sinh động hơn.

Cấu tạo của màn hình LCD

>>> xem thêm: So sánh tivi LED và LCD để đưa ra lựa chọn chính xác nhất

Nguyên lý màn hình LCD hiển thị màu sắc nhờ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng để thay đổi màu sắc và cường độ ánh sáng. Điểm này hiển thị theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu đỏ, lục, lam được bật tắt liên tục tạo điểm màu, tập hợp nhiều điểm màu sẽ cho ra hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD. 

Nguyên lý của màn hình LCD

Được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm công nghệ như điện thoại, màn hình máy tính, tivi. Nguyên lý màn hình LCD như sau: 

Màn hình được tạo thành từ rất nhiều pixel, trong đó một pixel được tạo thành từ ba subpixel màu đỏ, xanh lam, xanh lục hay còn được gọi là RGB. Khi các subpixel trong một pixel thay đổi kết hợp màu thì có thể tạo ra một màu khác. Nếu tất cả pixel cùng hoạt động thì sẽ tạo ra hàng triệu màu khác nhau, khi mà các pixel bật, tắt nhanh chóng thì bức ảnh sẽ được tạo ra. 

Màn hình LCD được chiếu sáng bằng đèn nền và các điểm ảnh được bật tắt bằng điện tử khi sử dụng các tinh thể lỏng để xoay ánh sáng phân cực. Bộ lọc kính phân cực được đặt ở phía trước và sau tất cả các điểm ảnh, bộ lọc phía trước đặt ở góc 90 độ, giữa hai bộ lọc là các tinh thể lỏng có thể được bật và tắt bằng điện tử. 

Nguyên lý của màn hình LCD

>>> xem thêm: Cách sử dụng tivi làm màn hình máy tính đơn giản, hiệu quả

Trong đó các tinh thể lỏng được tạo thành từ một phần chất rắn, chất lỏng và có thể xoắn khi dòng điện chạy qua. Tinh thể lỏng sẽ chặn ánh sáng phân cực khi tắt, nhưng lại phản xạ các loại ánh sáng khi được kích hoạt. 

Trong đó, nguyên lý màn hình LCD ma trận thụ động có chức năng quét kép. Chúng sẽ quét lưới hai lần với dòng điện trong cùng thời gian thực hiện cho một lần quét trong công nghệ gốc, đây được xem là công nghệ vượt trội hơn cả.

Các loại màn hình LCD phổ biến trên thị trường

Dưới đây là các loại màn hình LCD phổ biến trên thị trường để bạn tham khảo. 

Màn hình TN: Đây là màn hình được sử dụng phổ biến nhất, có giá thành rẻ và cung cấp thời gian phản hồi tuyệt vời, lý tưởng để chơi game có nhịp độ nhanh. Thời gian phản hồi của tấm TN mức thấp nhất là 1ms và nhược điểm là có khả năng tái tạo màu sắc, góc nhìn và tỷ lệ tương phản kém nhất so với các công nghệ màn hình LCD. 

Màn hình IPS: Được xem là công nghệ LCD có tổng thể tốt nhất dựa trên chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu và góc nhìn, phù hợp để thiết kế đồ họa cùng với các ứng dụng khác yêu cầu tính nhất quán về màu sắc. Có góc nhìn rộng lên đến 178 độ mang đến góc nhìn tốt nhất cho người xem. 

Màn hình IPS LCD

>>> xem thêm: Tần số quét của tivi LED – Các loại tần số quét phổ biến

Công nghệ Vertical Alignment (VA) mang đến khả năng tái tạo màu tốt hơn và góc nhìn rộng hơn TN nhưng có thời gian phản hồi chậm hơn. Vì vậy, công nghệ này không được đánh giá cao trong việc lựa chọn để chơi game tốc độ nhanh. 

Công nghệ chuyển đổi trường rìa AFFS cũng tương tự như IPS hoặc S-IPS mang lại hiệu suất vượt trội với nhiều gam màu sinh động có độ sáng cao. Các thay đổi màu sắc và độ lệch do rò rỉ ánh sáng được khắc phục bằng cách tối ưu hóa các gam màu Công nghệ này có ưu điểm là khả năng tái tạo màu vượt trội so với màn hình IPS. 

Lời kết

Nguyên lý màn hình LCD rất phức tạp và được ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau. Trong đó mỗi công nghệ sẽ có ưu nhược điểm riêng ảnh hưởng đến khả năng tái tạo màu và thời gian phản hồi khác nhau. 

1800577782
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang