Tìm hiểu về cấu tạo màn hình LCD chi tiết nhất dưới đây

Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện tử như TV, máy tính hoặc điện thoại di động đều đang sử dụng màn hình LCD với nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Sản phẩm đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào sự phát triển của các loại tấm nền màn hình hiển thị. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu vài nét và cấu tạo màn hình LCD tới cho mọi người.

Đôi nét về màn hình LCD

Màn hình LCD (Liquid-Crystal Display) được coi là một loại công nghệ hiển thị tiên tiến, cấu tạo từ những điểm ảnh chứa các tinh thể lỏng. Qua đó, có thể thay đổi khả năng phân cực của ánh sáng. Vì vậy, sản phẩm sẽ thay đổi được cường độ ánh sáng truyền qua sau khi kết hợp với kính lọc.

Màn hình LCD - Màn hình tinh thể lỏng 

>>> xem thêm: Phân biệt các loại màn hình Tivi đang sử dụng phổ biến

Màn hình LCD có đặc điểm phẳng, hình ảnh hiển thị được thiết kế để có độ sáng cao hơn khá nhiều so với thế hệ màn hình cũ CRT, được dùng nhiều trong thập niên 90. Không chỉ có vậy, độ sắc nét cũng như tính chân thực được nhà sản xuất ứng dụng nhiều tính năng chất lượng, khả năng tiết kiệm điện giúp màn hình LCD trở thành sản phẩm được ưa chuộng.

Cấu tạo màn hình LCD

Cấu tạo màn hình LCD bao gồm 2 kiểu khác nhau được nhà thiết kế để cho nguồn sáng có thể xuyên qua các lớp. Qua đó, giúp người dùng cảm nhận được độ sắc nét của tivi.

Cấu tạo màn hình LCD thứ nhất

Với kiểu cấu tạo đầu tiên thì ánh sáng sẽ được phát ra từ một chiếc đèn nền nhỏ phía bên trong của màn hình LCD. Luồng ánh sáng này sẽ phải đi qua lớp thấu kính lọc phân cực theo phương thẳng đứng. Tiếp đó, tia này xuyên qua tấm thủy tinh được phủ bằng một lớp điện cực hoàn toàn trong suốt rồi sau đó đến lớp tinh thể lỏng.

Sau khi ánh sáng đến phần này thì sẽ liên tục vận động rồi di chuyển tới lớp kính lọc phân cực thứ 2 vuông góc cũng như cái thứ nhất, tiếp đó truyền thẳng vào mắt người theo dõi. Thế nhưng, trước khi luồng sáng được con mắt chúng ta tiếp nhận, sẽ buộc phải xuyên qua thêm một lớp lọc sắc tố, nhằm bảo đảm sự an toàn.

Cấu tạo của màn hình LCD

>>> xem thêm: Nguyên lý màn hình LCD và các loại màn hình phổ biến

Cấu tạo màn hình LCD kiểu thứ hai

Với cấu tạo thứ 2 của màn hình LCD, sản phẩm sẽ sử dụng một luồng sáng tự nhiên từ mặt phía trên cũng như có một tấm gương phản xạ ở phía sau. Tia sáng sẽ truyền tới tấm gương rồi quay lại với ánh mắt người quan sát.

Thông thường, kiểu cấu tạo này hay được sử dụng cho màn hình LCD có kích cỡ nhỏ gọn và ứng dụng trong các thiết bị di động bỏ túi. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ cũng như bảo đảm an toàn mắt cho người dùng.

Đặc điểm về cấu tạo của màn hình LCD

Cấu tạo màn hình LCD được tạo nên từ rất nhiều lớp khác nhau xếp chồng lên. Đầu tiên, kính lọc phân cực được nằm theo chiều dọc để lọc ánh sáng một cách tự nhiên. Hai lớp kính có điện cực ITO kẹp chặt cùng tinh thể lỏng ở giữa. Ngoài ra, một lớp lọc phân cực sẽ nằm ngang rồi kết thúc bằng gương phản xạ lại ánh sáng cho người theo dõi.

Cấu trúc của các lớp về màn hình LCD tinh thể lỏng đen trắng sẽ không tự phát sáng (điều này thường được thấy trong các thiết bị dạng bỏ túi) lần lượt gồm:

  • Phần kính lọc phân cực được dựng theo chiều thẳng đứng để ánh sáng đi qua một cách tự nhiên.
  • Lớp kính với các điện cực ITO, hình dáng điện cực được hiển thị rõ nét trên màn hình.
  • Phần lớp tinh thể lỏng.
  • Lớp kính với điện cực ITO chung.
  • Kính lọc phân cực dạng nằm ngang.
  • Gương chiếu giúp phản xạ lại ánh sáng cho người theo dõi.

Đặc điểm về cấu tạo của màn hình LCD

>>> xem thêm: Top 5 phần mềm điều khiển màn hình LED được dùng phổ biến

Ngoài ra, màn hình LCD hiển thị được các sắc tố vì những điểm ánh sáng chứa những tinh thể lỏng có thể hoàn toàn thay đổi về mặt cường độ. Mỗi điểm đều sẽ có sự hiện thị một cách rõ nét với quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu lục, lam và đỏ. Kể từ đó, những điểm ảnh tắt hay bật của 3 màu này sẽ tạo nên một điểm sắc tố duy nhất, tập hợp làm nên hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.

Những màn hình LCD sử dụng phổ biến

Màn hình LCD thông thường đều được chia ra làm 2 loại gồm ma trận thụ động và chủ động, cụ thể như sau:

LCD ma trận thụ động (Dual Scan Twisted Nematic): có lượng thời gian chấp nhận tín hiệu khá chậm chỉ khoảng 300 ms, cũng như dễ dàng xuất hiện các điểm sáng xoay quanh điểm được kích hoạt. Kết quả cuối cùng, màn hình LCD sẽ gặp phải trường hợp nhòe hình hoặc lỗi lưu ảnh.

LCD ma trận chủ động: đây là kiểu nhằm thay thế lưới điện cực điều khiển bằng một loại ma trận dạng transistor phiến mỏng (Thin Film Transistor). Với loại màn hình LCD này thì thời gian nhận tín hiệu khá nhanh, chất lượng hình ảnh cao hơn DSTN rất nhiều và được nhà sản xuất ứng dụng rộng rãi.

Hai loại màn hình LCD phổ biến

>>> xem thêm: So sánh tivi LED và LCD để đưa ra lựa chọn chính xác nhất

Lời Kết

Trên đây, bài viết đã giới thiệu tới cho mọi người về cấu tạo màn hình LCD. Qua đó, bạn sẽ có những thông tin cần thiết để tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để lựa chọn thiết bị phù hợp cho bản thân cũng như nhu cầu sử dụng.

1800577782
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang